Trong thời đại hiện nay, để vươn lên, phát triển và hội nhập, cần phải loại bỏ những sức ì, liên kết các thành phần xã hội cùng nhau phát triển, mà trong đó, điều tiên quyết nhất là phải xóa tan được tư tưởng "tiểu nông" cố hữu của người Việt.
Tư tưởng tiểu nông là gì
Khởi thủy nước Việt Nam bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp, chuyên trồng lúa nước (và đến nay vẫn vậy). Các cư dân trên các vùng đồng bằng châu thổ đó quần tụ lại, cố kết với nhau thành từng làng, từng xóm nhỏ được bao quanh bằng những lũy tre dày. Sống trong những lũy tre đó, người ta canh tác trên những mảnh ruộng của mình, theo tác phong tự cung, tự cấp, tự lo, tự chủ và cả tự cường. Chính vì cái gì cũng "tự" nên đã sinh ra tính cách là chỉ biết lo nghĩ cho mình, gia đình mình, xóm làng mình, mà ít khi nhìn rộng ra bên ngoài. Mạnh ai nấy sống, thân ai nấy lo, nhiều khi lại tưởng hạnh phúc của người này là nguyên nhân của mọi bất hạnh của mình. Thế là họ sanh nạnh, kèn cựa, phá hại nhau, làm cho nhau bầm dập mới thôi. Đó là tâm lý tiểu nông.
Tâm lý tiểu nông ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển
Biểu hiện của tâm lý tiểu nông đầu tiên, đó là tính an phận thủ thường, tự tiết chế các nhu cầu của mình theo kiểu "cầu vừa đủ xài", bằng lòng với chính mình. Từ đó, họ ít dám trải nghiệm, dám tham vọng, dám vươn lên. Học đại học xong thì mong tìm được một chỗ làm, lương dăm ba triệu. Đi làm nhìn thấy anh trưởng phòng lương vài nghìn đô thì chép miệng: "Ông đấy sướng, ngồi một chỗ chỉ tay mà lương cao ngất ngưởng". Kêu đi học, nâng cao kiến thức, tay nghề để phát triển sự nghiệp, sau này còn làm lương tháng vài nghìn thì than: "Già rồi, học chữ không vô". Bảo ra ngoài làm ăn buôn bán thì sợ vốn ít, không dám liều. Bảo hùn hạp thì lại sợ bị gạt, tiền mất tật mang, thôi "mày để tao đi làm ăn lương, sống vầy đủ rồi". Vậy đó, mà lúc nào cũng than thở, đổ tại số phận đẩy đưa... Hỏi sao dân ta cứ nghèo hoài, có chịu phát triển đâu mà không nghèo?
Biểu hiện thứ hai là thói ghen ăn tức ở, cục bộ địa phương, hay tính "bình quân chủ nghĩa", không muốn người khác hơn mình. Cái gì biết thì dấu nhẹm, không cho thằng khác biết vì sợ nó biết nó hơn mình sao? "Không ăn được thì đạp đổ", làm cái gì cho người ta cũng phải đòi báo đáp, theo kiểu "“đi ngoài cũng phải ăn lời cái đánh rắm”". Bữa trước ráp cái máy cho xưởng thằng bạn, ông chủ xưởng kế bên là bạn thân chí cốt của ông già thằng bạn, nhậu nhẹt gì cũng rủ ổng qua. Vậy mà lúc mình làm hỏi một câu không chỉ, chờ làm xong, trật giuộc tùm lum thì mới qua nói là tụi bay phải làm vầy này, vầy này, bữa trước tao không nói cho bay tốn tiền chơi vì "hồi đó tao cũng tốn tiền nghiên cứu dữ lắm mới làm được vậy". Lại có thằng lỏi bán thiết bị, trước khi bán thì cài chương trình sai cho người ta, để vài ngày sau lên chỉnh lại kiếm vài đồng tiền công, rốt cục chỉ lừa được mấy người không chuyên, bị Duy Phạm phát hiện ra trả hết đồ lại, chuyển qua mua thằng khác xài. Kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm kỹ thuật không chia sẻ cùng nhau để phát triển, chỉ lo quẩn quanh cái cối xay, tới khi Trung Quốc đổ hàng giá rẻ ồ ạt vào thì bấn loạn cả lên, mất sức cạnh tranh phải nhường cả "sân nhà" cho "đội khách. Bao nhiêu tinh hoa dành hết ra để đấu đá với nhau, còn đâu tư duy, tầm nhìn để đầu tư, phát triển. Thời buổi này có đấu đá, cạnh tranh thì ráng mà cạnh tranh với thằng Peter, thằng Steve, thằng Tập, thằng Nishikawa gì gì đó, chứ Tí Tèo cắn nhau thì hay ho gì.
Biểu hiện thứ ba của bệnh "tiểu nông" là cái bệnh bon chen, ích kỷ đã ăn sâu vào cội rễ. Một trong những biểu hiện của bệnh này là văn hóa xe máy đang tràn lan ngoài đường. Đèn đỏ mà thấy "chú công an" thì mới chịu dừng vì sợ phạt, còn không thì cứ vượt "cho nó nhanh, bất chấp an toàn tính mạng của bản thân hay những người xung quanh. Đang chạy xe thấy tiện thì dừng lại mua mớ rau, mớ cá, từ đó sinh ra mấy cái chợ chồm hổm mà chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là một dấu hỏi lớn. Văn hóa xếp hàng là một cái gì đó xa xỉ phẩm. Người ta sẵn sàng đạp đổ hàng rào để tranh một suất vào học trường điểm, hay một cái vé xem bóng đá, vì đó có phải hàng rào của mình đâu mà lo. Đi hội hoa xuân thấy tiện tay thì bẻ vài cành đem về, vì hoa của hội chợ chứ có phải của tôi. Kinh doanh thì chăm chăm đầu cơ, manh mún, mua đi bán lại chứ ít khi nào chịu đầu tư cơ bản, bền vững.
Cái bệnh cuối cùng của tư duy tiểu nông là bệnh "sĩ". Người Việt rất giản dị và tiết kiệm, “bóp mồm bóp miệng” trong sinh hoạt ngày thường nhưng hễ đụng đến chữ "sĩ",... lại rất phung phí tiền của, “vung tay quá trán”. Đi làm lương 5 triệu, cũng ráng mua iPhone 6 để xài cho "bằng anh bằng em", xong rồi nhịn đói ăn mì gói cả tháng. Xe thì phải SH, Dylan, chứ có đời nào chịu đi xe đạp, dù nhà cách cty có dăm bước chân. Cái bệnh này còn lây lan vào các cơ quan đoàn thể, làng xã thì nghèo, cũng phải ráng có cái ủy ban cho to, cho bự, trong khi hiệu quả sử dụng thì rất kém. Xây cái công trình tượng đài mấy nghìn tỉ, trong khi dân trong tỉnh còn nghèo đói đến 50-60%. Tục ngữ có câu "miệng ăn núi lở", "mưa dầm lâu cũng lụt", mà "đã lụt thì lút cả làng". Một nền kinh tế dù có vững vàng bao nhiêu, sản xuất dù phát triển như thế nào, nhưng nếu không tiết kiệm, cứ tiêu dùng hoang phí thì chẳng khác nào gió vào nhà trống, rốt cuộc của cải vào lỗ hà ra lỗ hổng, làm bao nhiêu tay không vẫn hoàn tay không. Không phải ngẫu nhiên mà các nước có nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân rất cao người ta vẫn rất đề cao vấn đề tiết kiệm. Tiết kiệm đối với họ bao giờ cũng là quốc sách. Huống chi đối với ta, một đất nước còn nghèo, lại phải chịu hậu quả nặng nề của mấy cuộc chiến tranh tàn phá ác liệt, hiện đang cần phải xây dựng nhiều thứ, trước mắt có rất nhiều khó khăn, làm sao lại có thể lãng quên vấn đề tiết kiệm, chi tiêu một cách xả láng?
Kết: Cá nhân tác giả chưa nghĩ ra giải pháp nào cho câu chuyện dài tập này, nhưng có lẽ điều đầu tiên là mỗi người phải tự nhận diện thói tiểu nông trong bản thân để loại bỏ nó khỏi chính mình trước đã.
Theo PHẠM NGUYỄN ANH DUY
Tư tưởng tiểu nông là gì
Khởi thủy nước Việt Nam bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp, chuyên trồng lúa nước (và đến nay vẫn vậy). Các cư dân trên các vùng đồng bằng châu thổ đó quần tụ lại, cố kết với nhau thành từng làng, từng xóm nhỏ được bao quanh bằng những lũy tre dày. Sống trong những lũy tre đó, người ta canh tác trên những mảnh ruộng của mình, theo tác phong tự cung, tự cấp, tự lo, tự chủ và cả tự cường. Chính vì cái gì cũng "tự" nên đã sinh ra tính cách là chỉ biết lo nghĩ cho mình, gia đình mình, xóm làng mình, mà ít khi nhìn rộng ra bên ngoài. Mạnh ai nấy sống, thân ai nấy lo, nhiều khi lại tưởng hạnh phúc của người này là nguyên nhân của mọi bất hạnh của mình. Thế là họ sanh nạnh, kèn cựa, phá hại nhau, làm cho nhau bầm dập mới thôi. Đó là tâm lý tiểu nông.
Tâm lý tiểu nông ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển
Biểu hiện của tâm lý tiểu nông đầu tiên, đó là tính an phận thủ thường, tự tiết chế các nhu cầu của mình theo kiểu "cầu vừa đủ xài", bằng lòng với chính mình. Từ đó, họ ít dám trải nghiệm, dám tham vọng, dám vươn lên. Học đại học xong thì mong tìm được một chỗ làm, lương dăm ba triệu. Đi làm nhìn thấy anh trưởng phòng lương vài nghìn đô thì chép miệng: "Ông đấy sướng, ngồi một chỗ chỉ tay mà lương cao ngất ngưởng". Kêu đi học, nâng cao kiến thức, tay nghề để phát triển sự nghiệp, sau này còn làm lương tháng vài nghìn thì than: "Già rồi, học chữ không vô". Bảo ra ngoài làm ăn buôn bán thì sợ vốn ít, không dám liều. Bảo hùn hạp thì lại sợ bị gạt, tiền mất tật mang, thôi "mày để tao đi làm ăn lương, sống vầy đủ rồi". Vậy đó, mà lúc nào cũng than thở, đổ tại số phận đẩy đưa... Hỏi sao dân ta cứ nghèo hoài, có chịu phát triển đâu mà không nghèo?
Biểu hiện thứ hai là thói ghen ăn tức ở, cục bộ địa phương, hay tính "bình quân chủ nghĩa", không muốn người khác hơn mình. Cái gì biết thì dấu nhẹm, không cho thằng khác biết vì sợ nó biết nó hơn mình sao? "Không ăn được thì đạp đổ", làm cái gì cho người ta cũng phải đòi báo đáp, theo kiểu "“đi ngoài cũng phải ăn lời cái đánh rắm”". Bữa trước ráp cái máy cho xưởng thằng bạn, ông chủ xưởng kế bên là bạn thân chí cốt của ông già thằng bạn, nhậu nhẹt gì cũng rủ ổng qua. Vậy mà lúc mình làm hỏi một câu không chỉ, chờ làm xong, trật giuộc tùm lum thì mới qua nói là tụi bay phải làm vầy này, vầy này, bữa trước tao không nói cho bay tốn tiền chơi vì "hồi đó tao cũng tốn tiền nghiên cứu dữ lắm mới làm được vậy". Lại có thằng lỏi bán thiết bị, trước khi bán thì cài chương trình sai cho người ta, để vài ngày sau lên chỉnh lại kiếm vài đồng tiền công, rốt cục chỉ lừa được mấy người không chuyên, bị Duy Phạm phát hiện ra trả hết đồ lại, chuyển qua mua thằng khác xài. Kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm kỹ thuật không chia sẻ cùng nhau để phát triển, chỉ lo quẩn quanh cái cối xay, tới khi Trung Quốc đổ hàng giá rẻ ồ ạt vào thì bấn loạn cả lên, mất sức cạnh tranh phải nhường cả "sân nhà" cho "đội khách. Bao nhiêu tinh hoa dành hết ra để đấu đá với nhau, còn đâu tư duy, tầm nhìn để đầu tư, phát triển. Thời buổi này có đấu đá, cạnh tranh thì ráng mà cạnh tranh với thằng Peter, thằng Steve, thằng Tập, thằng Nishikawa gì gì đó, chứ Tí Tèo cắn nhau thì hay ho gì.
Biểu hiện thứ ba của bệnh "tiểu nông" là cái bệnh bon chen, ích kỷ đã ăn sâu vào cội rễ. Một trong những biểu hiện của bệnh này là văn hóa xe máy đang tràn lan ngoài đường. Đèn đỏ mà thấy "chú công an" thì mới chịu dừng vì sợ phạt, còn không thì cứ vượt "cho nó nhanh, bất chấp an toàn tính mạng của bản thân hay những người xung quanh. Đang chạy xe thấy tiện thì dừng lại mua mớ rau, mớ cá, từ đó sinh ra mấy cái chợ chồm hổm mà chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là một dấu hỏi lớn. Văn hóa xếp hàng là một cái gì đó xa xỉ phẩm. Người ta sẵn sàng đạp đổ hàng rào để tranh một suất vào học trường điểm, hay một cái vé xem bóng đá, vì đó có phải hàng rào của mình đâu mà lo. Đi hội hoa xuân thấy tiện tay thì bẻ vài cành đem về, vì hoa của hội chợ chứ có phải của tôi. Kinh doanh thì chăm chăm đầu cơ, manh mún, mua đi bán lại chứ ít khi nào chịu đầu tư cơ bản, bền vững.
Cái bệnh cuối cùng của tư duy tiểu nông là bệnh "sĩ". Người Việt rất giản dị và tiết kiệm, “bóp mồm bóp miệng” trong sinh hoạt ngày thường nhưng hễ đụng đến chữ "sĩ",... lại rất phung phí tiền của, “vung tay quá trán”. Đi làm lương 5 triệu, cũng ráng mua iPhone 6 để xài cho "bằng anh bằng em", xong rồi nhịn đói ăn mì gói cả tháng. Xe thì phải SH, Dylan, chứ có đời nào chịu đi xe đạp, dù nhà cách cty có dăm bước chân. Cái bệnh này còn lây lan vào các cơ quan đoàn thể, làng xã thì nghèo, cũng phải ráng có cái ủy ban cho to, cho bự, trong khi hiệu quả sử dụng thì rất kém. Xây cái công trình tượng đài mấy nghìn tỉ, trong khi dân trong tỉnh còn nghèo đói đến 50-60%. Tục ngữ có câu "miệng ăn núi lở", "mưa dầm lâu cũng lụt", mà "đã lụt thì lút cả làng". Một nền kinh tế dù có vững vàng bao nhiêu, sản xuất dù phát triển như thế nào, nhưng nếu không tiết kiệm, cứ tiêu dùng hoang phí thì chẳng khác nào gió vào nhà trống, rốt cuộc của cải vào lỗ hà ra lỗ hổng, làm bao nhiêu tay không vẫn hoàn tay không. Không phải ngẫu nhiên mà các nước có nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân rất cao người ta vẫn rất đề cao vấn đề tiết kiệm. Tiết kiệm đối với họ bao giờ cũng là quốc sách. Huống chi đối với ta, một đất nước còn nghèo, lại phải chịu hậu quả nặng nề của mấy cuộc chiến tranh tàn phá ác liệt, hiện đang cần phải xây dựng nhiều thứ, trước mắt có rất nhiều khó khăn, làm sao lại có thể lãng quên vấn đề tiết kiệm, chi tiêu một cách xả láng?
Kết: Cá nhân tác giả chưa nghĩ ra giải pháp nào cho câu chuyện dài tập này, nhưng có lẽ điều đầu tiên là mỗi người phải tự nhận diện thói tiểu nông trong bản thân để loại bỏ nó khỏi chính mình trước đã.
Theo PHẠM NGUYỄN ANH DUY